- Đây là một vấn đề nhỏ nhưng cũng góp phần vào sự chuyên nghiệp của một họa viên.
– Việc sắp bản vẽ cũng như việc thể hiện bản vẽ hiện nay không được kiểm soát hoặc ràng buộc nên mỗi nơi mỗi kiểu (dễ thấy nhất là các kí hiệu có trong bản vẽ)
– Mặt khác khi thẩm tra bản vẽ, đơn vị thẩm tra cũng ít bắt lỗi phần thể hiện (hay còn gọi là lỗi chính tả) mà chỉ rà soát lỗi kỹ thuật là chính.
– Do đó mỗi đơn vị sẽ có 1 form (tiêu chuẩn) riêng.
Ví dụ:
- Có nơi đặt bản vẽ mặt đứng lên trước mặt bằng với lý do là chủ nhà thích xem mặt đứng trước.
- Có nơi đặt bản vẽ mặt bằng bố trí vật dụng lên trước bản vẽ mặt bằng chi tiết với lý do là chủ nhà quan tâm phần nội thất hơn.
- Có nơi đặt phần kết cấu lên trước phần kiến trúc với lý do là thi công phần kết cấu trước, tránh để thợ lật trang nhiều.
– Để giải quyết bài toán giúp người không có chuyên môn đọc bản vẽ thì ta nên có “danh mục bản vẽ” và hướng dẫn cách đọc bản vẽ nếu cần thiết. Khi đó hồ sơ sẽ trở nên có giá trị với nhiều người.
- Thứ tự bản vẽ tham khảo:
I- Phần kiến trúc:
- Mặt bằng bố trí vật dụng các tầng
- Mặt bằng chi tiết các tầng
- Mặt bằng nền hoàn thiện các tầng
- Mặt bằng trần trang trí + định vị đèn các tầng
- Mặt đứng
- Mặt cắt
- Chi tiết cầu thang
- Chi tiết bậc cấp, ram dốc
- Chi tiết phòng wc
- Chi tiết cửa
- Chi tiết cổng
- Chi tiết mặt tiền (ban công)
- Chi tiết mái lấy sáng, mái dốc
- Chi tiết nội thất (vách trang trí, tủ bếp,…)
II- Phần kết cấu (Mặt bằng định vị, chi tiết mặt cắt cấu kiện, thống kê thép)
III- Phần Điện (Chiếu sáng, cấp điện, điện lạnh, điện nhẹ (camera, internet, điện thoại), chống sét)
IV- Phần Nước (Cấp thoát nước sinh hoạt, Cấp nước PCCC)